Phát triển công nghiệp văn hóa ở Hà Nội (kỳ 1): Từ lợi thế nguồn lực văn hóa sẵn có…

Xây dựng và phát triển Thủ đô “văn hiến – văn minh – hiện đại” đang là một trong những mục tiêu quan trọng được thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu này, việc phát triển văn hóa nói chung và công nghiệp văn hóa nói riêng được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Đây cũng là một trọng tâm của Hội thảo khoa quốc gia Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến – văn minh – hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu vừa diễn ra tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) vừa qua.

Trong phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay, theo các chuyên gia Hà Nội là nơi có nhiều tiềm năng, thuận lợi bậc nhất trong cả nước. Và, một trong số đó là lợi thế về nguồn lực văn hóa sẵn có, được bồi đắp từ bề dày lịch sử ngàn năm của mảnh đất Thăng Long và những thành tựu văn hóa đáng kể trong nhiều chục năm trở lại đây của Hà Nội.

Từ vốn quý di sản ngàn năm

Theo GS-TS Nguyễn Quang Ngọc (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam), Hà Nội là không gian lịch sử – văn hóa có lịch sử lâu đời và tập trung cao nhất của toàn bộ tiến trình lịch sử đất nước.

Phát triển công nghiệp văn hóa ở Hà Nội (kỳ 1): Từ lợi thế nguồn lực văn hóa sẵn có… - Ảnh 1.

“Có sự kiện lịch sử trọng đại nào hàng nghìn năm qua lại không được quyết định từ đây, khai mở ở đây và tác động mạnh mẽ đến đây. Qua quá trình lịch sử lâu dài, kể từ khi có con người xuất hiện trên vùng đất Hà Nội, nhất là từ khi An Dương Vương xây thành Cổ Loa, Lý Nam Đế dựng đô Vạn Xuân, Lý Thái Tổ định đô Thăng Long và cho đến nay Hà Nội liên tục là trung tâm đầu não của cả nước, nên đã tạo lập một hệ thống di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng với những giá trị mang tính hội tụ, chắt lọc, kết tinh tiêu biểu và tỏa sáng của lịch sử văn hóa dân tộc” – GS Ngọc khẳng định.

Hiện nay, di sản văn hóa Hà Nội có thể xác định gồm 2 loại hình là di sản vật thể và di sản phi vật thể. Trong đó, di sản văn hóa vật thể là các di chỉ khảo cổ học, di tích kinh thành Cổ Loa, Mê Linh, Vạn Xuân, Ô Diên, Đại La, Thăng Long, các thành lũy quân sự, các trận chiến, các vùng chiến trường, các kiến trúc đền đài, cung điện, lầu gác, các di tích, di vật tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh như đình, chùa, đền, miếu, am, quán, các kiến trúc nhà cổ truyền ở đô thị và nông thôn, cùng các vật dụng truyền thống trong sản xuất và sinh hoạt; một số kiến trúc thời Pháp thuộc và các di tích cách mạng, kháng chiến…

Theo thống kê, Hà Nội hiện có 5.922 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 2.435 di tích di tích đã được xếp hạng các cấp (gồm 1 di sản văn hóa thế giới, 1 di sản tư liệu thế giới, 21 di tích quốc gia đặc biệt, 1.160 di tích quốc gia và 1.254 di tích cấp thành phố).

Còn về di sản văn hóa phi vật thể, Hà Nội hiện nay có 1.793 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó bao gồm 1.206 lễ hội, 3 di sản được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại, 1 di sản nằm trong danh mục bảo vệ khẩn cấp của UNESCO, 25 di sản trong danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Hà Nội còn có 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 300 làng nghề truyền thống tiêu biểu. Chưa kể tới, Hà Nội có một khối lượng tư liệu chữ Hán và chữ Nôm hết sức đồ sộ, kết tinh của nền văn hóa bác học và dân gian lớn nhất và lâu đời nhất của cả nước.

Phát triển công nghiệp văn hóa ở Hà Nội (kỳ 1): Từ lợi thế nguồn lực văn hóa sẵn có… - Ảnh 2.

Lý giải về nguồn lực di sản dồi dào mà Hà Nội sở hữu, theo GS-TS Nguyễn Văn Kim (Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia): “Thăng Long có được trữ lượng, độ trù mật cao về di sản văn hóa vật thể, phi vật thể là nhờ có năng lực sáng tạo của người Tràng An, nhưng cũng còn dựa vào khả năng thâu nhận di sản văn hóa từ nhiều vùng miền đất nước, đặc biệt là tứ trấn. Đó là các dòng chảy văn hóa tự nhiên, nguồn tài nguyên nhân văn vô giá để tạo nên hệ giá trị và đặc trưng văn hóa “giàu có mà văn nhã” truyền nối của đất kinh sư”.

Còn GS Ngọc thì nhấn mạnh di sản văn hóa của Hà Nội tập trung rất cao ở các vùng kinh đô, đô thị, trải dọc theo hai bờ sông Hồng, phản ánh đặc trưng và bản sắc văn hóa sông nước có cội nguồn từ văn minh sông Hồng và được duy trì mãi về sau. Trên khắp đất nước Việt Nam, không có địa phương nào hội được số lượng rất lớn với các di sản văn hóa tiêu biểu như ở Hà Nội. Đây là nguồn tài nguyên đặc biệt quý giá, là nguồn lực hàng đầu cho Hà Nội khai thác xây dựng và phát triển bền vững Thủ đô.

Đến thành tựu văn hóa 70 năm nhìn lại

Năm 2024, Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, đây có thể xem là dấu mốc quan trọng để đánh giá sự phát triển của thành phố trên nhiều bình diện, trong đó có lĩnh vực văn hóa.

Đánh giá về thành tựu văn hóa của Hà Nội trong 70 năm qua, TS Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục Quốc hội, xác định có 3 giai đoạn quan trọng, đó là thời kỳ chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 – 1975); thời kỳ trước Đổi mới (1975 – 1986) và thời kỳ Đổi mới (từ năm 1986 đến nay).

Ở mỗi giai đoạn, Hà Nội đều có những nhận thức đúng đắn về vị trí vai trò của văn hóa đối với sự phát triển Thủ đô. Nhận thức này là cơ sở để thành tựu văn hóa của Hà Nội được khẳng định. Ví như ở giai đoạn chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 – 1975), văn hóa nghệ thuật với nhiệm vụ cổ động, tuyên truyền đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cách mạng, góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng miền Bắc là hậu phương lớn của miền Nam, đồng thời cũng góp cho kho tàng văn hóa, nghệ thuật Thủ đô phong phú và đặc sắc hơn, nhất là âm nhạc, hội họa, sân khấu.

Phát triển công nghiệp văn hóa ở Hà Nội (kỳ 1): Từ lợi thế nguồn lực văn hóa sẵn có… - Ảnh 3.

“Có lẽ không có địa phương nào có nhiều ca khúc hay như ở Hà Nội. Những tác phẩm hội họa, sân khấu mang nội dung tư tưởng có tính mở đường cho sự phát triển trong tương lai” – ông Chức khẳng định.

Sang thời kỳ trước Đổi mới (1975 – 1986), vị trí, vai trò của văn hóa và văn hóa Thủ đô Hà Nội luôn được đề cao, nhất là vị trí trung tâm, vai trò đi đầu, “gương mẫu” của văn hóa Thủ đô Hà Nội được nhấn mạnh. 

Đến giai đoạn Đổi mới (từ năm 1986 đến nay), nhận thức về văn hóa nói chung và văn hóa Thủ đô Hà Nội nói riêng có bước đổi mới, văn hóa đã có vị trí mới trong phát triển bền vững. Riêng Hà Nội, trước, trong và sau kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội là dịp văn hóa được đặc biệt quan tâm nên cũng có những thành tựu đáng ghi nhận trên nhiều mặt như bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; văn hóa ứng xử với môi trường thiên nhiên; văn hóa đọc; văn hóa nghệ thuật.

Đơn cử, về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa di sản, Hà Nội đã trùng tu, chống xuống cấp hàng trăm di sản vật thể là đình, chùa, đền, miếu… trong đó có những ngôi chùa cổ kính như chùa Một Cột, chùa Liên Phái, chùa Kim Liên, chùa Vua, chùa Hương, đình Tây Đằng, đình Bạch Trữ… nhất là Văn Miếu – Quốc Tử Giám với việc xây dựng mới khu Thái học trên cơ sở nhận thức mới trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Nhiều năm nay, sau khi xây khu Thái học, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa trong đời sống đương đại, không chỉ góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân mà còn minh chứng sinh động cho nhận thức “văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.

Hoặc, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là sự kế thừa và phát huy có hiệu quả những cố gắng của giai đoạn trước, nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém, đồng thời đưa ra những giải pháp mới đồng bộ và hiệu quả. Việc ban hành hai bộ quy tắc ứng xử văn hóa thể hiện sự tiên phong của văn hóa Hà Nội, góp phần thiết thực, cụ thể trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Chỉ thị của Thành ủy số 30/CT-TU ngày 19/2/2024 khẳng định quyết tâm cao của Hà Nội về vấn đề có tính chiến lược này. Việc xây dựng con người và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội được quan tâm và có kết quả tích cực trong nhận thức và hành động được coi là một thành tựu.

Với những thành tựu có được, TS Nguyễn Viết Chức cho rằng, văn hóa Thủ đô Hà Nội có tiến bộ về chất, cả trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn. Chính điều đó đã tạo ra những thành tựu đáng ghi nhận, đồng thời còn cho phép chúng ta tin tưởng vào những thành tựu lớn hơn trong thời gian tới, làm cho văn hóa Thủ đô Hà Nội thực sự là trung tâm văn hóa cả nước.

(Còn tiếp)

Nhận xét của 88star

Thủ đô của Việt Nam, Hà Nội, đang dần trở thành biểu tượng của sự “văn hiến – văn minh – hiện đại”, và việc xây dựng và phát triển thành phố theo hướng này đang là ưu tiên hàng đầu. Để đạt được mục tiêu cao cả này, việc thúc đẩy văn hóa nói chung và công nghiệp văn hóa nói riêng được coi là chìa khóa quan trọng.

Trong bối cảnh này, 88star – sân chơi hiện đại dành cho người yêu thể thao và cá độ – cũng đóng góp vào việc phát triển văn hóa thông qua việc tạo ra một môi trường giải trí lành mạnh và tích cực. Với giao diện tinh tế, hệ thống bảo mật tiên tiến và đa dạng trò chơi, 88star không chỉ là nơi thử tài cá cược mà còn là không gian thú vị để trải nghiệm.

Chính sách khuyến mãi hấp dẫn và đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp của 88star cũng giúp người chơi cảm thấy thoải mái và an tâm khi tham gia. Hãy cùng chúng tôi hướng về một Hà Nội văn hiến, văn minh và hiện đại, cũng như một cộng đồng cá độ thể thao trưởng thành và phát triển!

Từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất: 88star, 88star casino, 88star com, 88star one

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt [X]